10 nền tảng kiếm tiền hàng đầu | Chơi tài xỉu online kiếm tiền

  • :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Chơi tài xỉu online kiếm tiền
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người dân cần chủ động phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản thời điểm giao mùa

Theo báo cáo của UBND thị trấn Na Hang và qua kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại các hộ dân nuôi cá lồng trên lòng hồ và khu vực hạ lưu thuỷ điện Tuyên Quang. Hiện nay đang xuất hiện một số loại cá nuôi lồng như: Chiên, Lăng chấm, Bỗng, Rô phi, Trắm cỏ… bị chết rải rác; trọng lượng cá chết dao động từ 0,3 kg - 3 kg/con. Phát hiện đầu tiên cho thấy hiện tượng cá chết xảy ra từ ngày 12/10 - 15/10/2023, cá có màu sắc nhợt nhạt, nhiều loang trắng, nhiều nhớt…đến nay chưa xác định được nguyên nhân.

Các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp phòng bệnh cho những lồng cá của mình

Trước tình trạng này, nhằm chủ động phòng chống bệnh dịch xảy ra trên đàn cá nuôi, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất cho người chăn nuôi thủy sản. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện khuyến cáo đến các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh. Cụ thể như sau:

Quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố thủy lý, hóa khu vực lồng nuôi và biểu hiện hoạt động của cá để kịp thời phát hiện diễn biến mầm bệnh, nhất là vào những ngày mưa to. Duy trì pH ở mức thích hợp 7,5 - 8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị.

Kiểm tra và san thưa mật độ cá nuôi trong lồng, chạy sục khí bổ sung oxy cho cá nuôi khi thấy hiện tượng cá nổi đầu hoặc những nơi có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng cao (khi nước đục).

Thường xuyên vệ sinh khu vực lồng nuôi, lưới thông thoáng để lưu thông dòng nước trong và ngoài lồng, tăng oxy hòa tan, cải thiện chất lượng nước.

Định kỳ vệ sinh khu vực lồng nuôi bằng Iodine hoặc BKC-80 (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất) hoặc hoà tan vôi bột té đều xung quanh với liều lượng 1-2 kg/100 m3; treo túi vôi ở góc lồng nuôi, trước dòng chảy để phòng bệnh và tăng khả năng ổn định pH khu vực lồng nuôi. Mỗi lồng treo 1 -2 túi vôi, mỗi túi chứa 2 -3kg vôi.

Thường xuyên giám sát chất lượng môi trường nước và theo dõi tình trạng sức khỏe của cá để phát hiện những dấu hiệu bất thường, báo cáo cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời.

Quản lý thức ăn và khu vực cho ăn

Thức ăn là động vật tươi sống cần được sát trùng bằng muối; Thức ăn là thực vật cỏ, lá, ... cần rửa kỹ tránh nhiễm thuốc trừ sâu và hóa chất; Cần vớt bỏ thức ăn thừa sau mỗi ngày cho ăn, định kì khử trùng, vệ sinh nơi cho ăn, sàng ăn bằng vôi bột, Formalin hoặc nước muối.

Khử trùng dụng cụ cho ăn: Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ lồng này sang lồng khác, dụng cụ nên dùng riêng biệt cho từng lồng. Nếu không đủ dụng cụ, thì sau mỗi lần sử dụng cần phải khử trùng bằng nước muối, Formalin hoặc thuốc tím.

Tăng cường sức đề kháng cho cá

Cho cá ăn đủ chất, đủ lượng, thức ăn không bị hư thối. Cho cá ăn theo phương pháp 4 định (thời gian, vị trí, chất lượng và số lượng thức ăn). Định kỳ bổ sung men tiêu hóa, B-complex, vitamin,... đặc biệt là vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày liều lượng 5 -7g/kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 5 -10 ngày để tăng sức đề kháng cho cá. Đánh bắt vận chuyển cá nên nhẹ nhàng, tránh cá bị xây xát. Chủ động giảm hoặc ngừng cho ăn trong thời gian có mưa vì khi mưa cá dễ bị sốc môi trường và giảm khả năng bắt mồi.

Bài, ảnh: Thành Nho


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thời tiết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 32
Hôm qua : 303